10 hiểu lầm phổ biến khi cho con bú

Gia đình Thứ 4, 15/09/2021 21:43:13 PM Theo Ngôi sao

Mẹ chỉ cho con bú 3 tiếng một lần, nghĩ phải đợi để ngực đầy sữa sau mỗi lần bé bú, chỉ cần uống sữa để tạo sữa... là các hiểu lầm thường gặp.

Ảnh: Brightside

Ảnh: Brightside

1. Chỉ cho trẻ bú 3 tiếng một lần

Trong những tuần đầu tiên của trẻ, bạn nên cho trẻ bú mẹ bất cứ khi nào trẻ muốn, vào ban ngày hoặc ban đêm; cữ bú của bé có thể cách nhau 1 giờ hoặc 3 giờ. Điều này là do dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ và sữa mẹ dễ tiêu hóa.

Ngoài ra, việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp cơ thể mẹ sản xuất sữa. Khi lớn hơn, bé sẽ có lịch trình ăn uống đều đặn và dễ đoán hơn.

2. Dễ dàng nuôi con bằng sữa mẹ vì thuận tự nhiên

Nuôi con bằng sữa mẹ là một quá trình tự nhiên nhưng cũng là kỹ năng cần học hỏi. Bởi vì người mẹ có thể gặp một vài bất tiện như đau tức ngực, bé có lực bú mút yếu... Để giúp con bú tốt, người mẹ cần biết các tư thế cho con bú sữa khác nhau. Em bé cũng phải học cách ngậm chặt vú mẹ và nếu cần, nên nhờ sự trợ giúp của chuyên gia.

3. Phải đợi để bầu ngực đầy sữa trở lại

Đây tiếp tục là quan niệm sai lầm. Thực tế, trẻ bú càng nhiều, cơ thể càng tăng tiết sữa. Cơ thể mẹ sẽ sản xuất sữa để đáp ứng với nhu cầu của trẻ.

4. Cần uống sữa để tạo ra sữa

Để cơ thể tiết sữa, người mẹ phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, có thể phải ăn nhiều hơn bình thường một chút: bổ sung từ 330 đến 400 calo mỗi ngày. Nguồn dinh dưỡng này đến từ chế độ ăn đa dạng và giàu protein như thịt nạc, trứng, các sản phẩm từ sữa, rau và cá, hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp, cũng như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau.

 

5. Chỉ nên cho con bú tối đa 6 tháng

Ảnh: Romper

Ảnh: Romper

Chuyên gia khuyên mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó xen kẽ ăn dặm và có thể tiếp tục đến 2 tuổi hoặc hơn. Sữa mẹ vẫn tiếp tục mang lại lợi ích cho cả mẹ và con, ngay cả khi trẻ được 2 tuổi; người mẹ sẽ quyết định thời điểm kết thúc quá trình này.

6. Trong thời gian cho con bú, mẹ sẽ không cấn bầu

Phụ nữ cho con bú hoàn toàn sẽ ngừng rụng trứng một cách tự nhiên và không thể mang thai. Phương pháp này được gọi là LAM, và nếu được thực hiện đúng cách, nó có hiệu quả như một biện pháp tránh thai.

Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không có tác dụng nếu em bé được cho bú xen kẽ cùng sữa công thức hoặc mẹ sử dụng máy hút sữa. Ngoài ra, LAM chỉ có thể được sử dụng như biện pháp tránh thai trong 6 tháng đầu đời của trẻ hoặc cho đến khi kinh nguyệt trở lại.

7. Cần cai sữa cho con lớn nếu bạn đang có bầu

Điều này phụ thuộc vào thai kỳ của bạn. Nếu thai kỳ khỏe mạnh, việc cho con bú không ảnh hưởng đến mẹ và con. Thực tế đã có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy có ít sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai kỳ, thai nhi hay trẻ nhỏ khi mẹ cho bú song song.

8. Người mẹ đang sợ hãi hoặc tức giận không thể cho con bú

Cơ thể trải qua những cảm xúc mạnh như căng thẳng hoặc sợ hãi sẽ sản sinh ra các hormone như một phản xạ sinh tồn tự nhiên, bao gồm adrenaline, noradrenaline và cortisol, có thể ngăn chặn việc tiết sữa, nhưng chỉ trong chốc lát. Ngay sau khi mẹ đặt bé tiếp xúc với bầu ngực, sữa sẽ được sản xuất trở lại.

9. Mẹ bị bệnh không nên cho con bú

Sữa mẹ có thể giúp con chống lại bệnh tật. Trong trường hợp mẹ mắc bệnh nhẹ và nhiễm trùng, vào thời điểm người mẹ xuất hiện các triệu chứng, trẻ đã tiếp xúc với bệnh, vì vậy bạn nên tiếp tục cho con bú để cung cấp thêm sự bảo vệ thông qua sữa mẹ.

Nếu dùng thuốc trong khi đang cho con bú, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

10. Phụ nữ ngực nhỏ không thể cho con bú

Kích thước bầu ngực không liên quan đến việc sản xuất sữa mẹ. Hình dạng và kích thước của bầu ngực sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ phát triển của chất béo tích tụ bên ngoài. Mô tuyến sữa có nhiệm vụ sản xuất sữa, nằm bên trong bầu ngực và phát triển độc lập.

Ý kiến bạn đọc