Thời trang phản ánh quá trình biến đổi Joker

Thời trang Thứ 7, 08/02/2020 21:37:26 PM Theo Vnexpress

Trang phục Arthur Fleck trong phim "Joker" tối dần theo sự xa lánh, kỳ thị, bất công ngày càng tăng với anh.

Joker (2019) của đạo diễn Todd Phillips là phim độc lập kể về quá khứ của hoàng tử tội ác Joker trước khi trở thành kẻ thù số một của Batman. Phim xoay quanh nhân vật chính Arthur Fleck (Joaquin Phoenix) – diễn viên hài thất bại mắc chứng rối loạn tiếng cười, sống cùng mẹ trong khu ổ chuột tại thành phố Gotham (thành phố giả tưởng ở Mỹ trong truyện tranh DC Comics) những năm 1980. Suốt 122 phút bộ phim, khán giả chứng kiến Arthur bị xã hội nhạo báng, cô lập, ghẻ lạnh, dẫn tới những biến đổi tinh thần khiến anh trở thành tội phạm. Ngay khi ra mắt, phim nhận được nhiều khen ngợi từ người hâm mộ và giới phê bình. Variety nhận xét đây là phim chuyển thể từ truyện tranh hiếm hoi phản ánh thực tế cuộc sống.

"Joker" (2019) của đạo diễn Todd Phillips là phim độc lập kể về quá khứ của "hoàng tử tội ác" Joker trước khi trở thành kẻ thù số một của Batman. Phim xoay quanh nhân vật chính Arthur Fleck (Joaquin Phoenix) – diễn viên hài thất bại mắc chứng rối loạn tiếng cười, sống cùng mẹ trong khu ổ chuột tại thành phố Gotham (thành phố giả tưởng ở Mỹ trong truyện tranh DC Comics) những năm 1980. Suốt 122 phút bộ phim, khán giả chứng kiến Arthur bị xã hội nhạo báng, cô lập, ghẻ lạnh, dẫn tới những biến đổi tinh thần khiến anh trở thành tội phạm. Ngay khi ra mắt, phim nhận được nhiều khen ngợi từ người hâm mộ và giới phê bình. Variety nhận xét đây là phim chuyển thể từ truyện tranh hiếm hoi phản ánh thực tế cuộc sống.

Joaquin Phoenix giảm 52 pound (xấp xỉ 24kg) để tròn vai Arthur Fleck thất bại, bất tài, mắc bệnh tâm lý và bị gạt ra lề xã hội. Trang phục khắc họa sự gầy gò, suy dinh dưỡng của nhân vật. Quần áo Arthur sử dụng đều già nua, quá khổ, như một hàng rào bảo vệ của riêng anh ta, Bridges chia sẻ với Variety.

Joaquin Phoenix giảm 52 pound (xấp xỉ 24kg) để tròn vai Arthur Fleck thất bại, bất tài, mắc bệnh tâm lý và bị gạt ra lề xã hội. Trang phục khắc họa sự gầy gò, suy dinh dưỡng của nhân vật. "Quần áo Arthur sử dụng đều già nua, quá khổ, như một hàng rào bảo vệ của riêng anh ta", Bridges chia sẻ với Variety.

Arthur Fleck thường xuyên mặc quần áo bạc màu, nhàu nhĩ, tạo hiệu quả thị giác về một nhân vật nghèo khổ. Đồng thời, Mark Brights sử dụng quần vải cộc trên mắt cá chân, áo khoác chật so với người, quần ngủ thùng thình, thể hiện việc Arthur Fleck sử dụng trang phục suốt nhiều năm liền, có thể từ thời niên thiếu. Nhà mốt chia sẻ trên Indiewire: Khi nghiên cứu nhân vật Arthur, tôi luôn tự hỏi: Anh ấy mua quần áo ở đâu? Liệu anh ta có quan tâm tới vẻ ngoài? Sống với mẹ, phải chăng thời trang của anh ta vụng về như một cậu bé chưa lớn?.

Arthur Fleck thường xuyên mặc quần áo bạc màu, nhàu nhĩ, tạo hiệu quả thị giác về một nhân vật nghèo khổ. Đồng thời, Mark Brights sử dụng quần vải cộc trên mắt cá chân, áo khoác chật so với người, quần ngủ thùng thình, thể hiện việc Arthur Fleck sử dụng trang phục suốt nhiều năm liền, có thể từ thời niên thiếu. Nhà mốt chia sẻ trên Indiewire: "Khi nghiên cứu nhân vật Arthur, tôi luôn tự hỏi: Anh ấy mua quần áo ở đâu? Liệu anh ta có quan tâm tới vẻ ngoài? Sống với mẹ, phải chăng thời trang của anh ta vụng về như một cậu bé chưa lớn?".

Trong cảnh đi chơi (Arthur tự tưởng tượng) với cô hàng xóm Sophie Dumond (Zazie Beetz), anh mặc gilet với quần âu đỏ đậm, sơ mi bạc màu kết hợp áo khoác kaki nâu chật và ngắn so với cơ thể - thể hiện hình ảnh người đàn ông cũ kỹ, lỗi mốt.

Trong cảnh đi chơi (Arthur tự tưởng tượng) với cô hàng xóm Sophie Dumond (Zazie Beetz), anh mặc gilet với quần âu đỏ đậm, sơ mi bạc màu kết hợp áo khoác kaki nâu chật và ngắn so với cơ thể - thể hiện hình ảnh người đàn ông cũ kỹ, lỗi mốt.

Trái ngược quần áo đời thường gắn liền màu trầm, tối, khi hóa thân thành chú hề, Arthur mặc trang phục lòe loẹt, tươi sáng với ba tông màu cơ bản: xanh lá, đỏ và vàng.

Trái ngược quần áo đời thường gắn liền màu trầm, tối, khi hóa thân thành chú hề, Arthur mặc trang phục lòe loẹt, tươi sáng với ba tông màu cơ bản: xanh lá, đỏ và vàng.

Hình ảnh chú hề biểu diễn trên phố đầu ngay đầu phim được Mark Bridges lấy cảm hứng từ vua hề Charlie Chaplain – quần quá khổ, áo khoác size nhỏ hơn, mũ quả dưa (Derby hat). Tuy nhiên, nhà mốt thu nhỏ kích cỡ mũ quả dưa so với nguyên bản của Charlie.

Hình ảnh chú hề biểu diễn trên phố đầu ngay đầu phim được Mark Bridges lấy cảm hứng từ vua hề Charlie Chaplain – quần quá khổ, áo khoác size nhỏ hơn, mũ quả dưa (Derby hat). Tuy nhiên, nhà mốt thu nhỏ kích cỡ mũ quả dưa so với nguyên bản của Charlie.

Lúc tha hóa thành tên tội phạm điên loạn, trang phục Joker vẫn giữ ba gam màu chủ đạo nhưng cấp độ gắt hơn, đánh dấu quá trình hoàn toàn biến chất của Arthur: khi mặc đồ rực rỡ nhất cũng là lúc anh ta đen tối nhất.

Lúc tha hóa thành tên tội phạm điên loạn, trang phục Joker vẫn giữ ba gam màu chủ đạo nhưng cấp độ gắt hơn, đánh dấu quá trình hoàn toàn biến chất của Arthur: khi mặc đồ rực rỡ nhất cũng là lúc anh ta đen tối nhất.

Đạo diễn Todd Phillips muốn làm một phim riêng biệt về Joker, không liên quan tới những hình tượng kinh điển trước đó. Nhà thiết kế Mỹ hướng tới gam màu nóng, dữ dội thay vì sử dụng tím và xanh lá quen thuộc của Caesar Romero trong loạt phim gốc Batman (1966) hay Heath Ledger trong The dark knight (2008). Nhiều màu sắc và trang phục thường xuyên được sử dụng lại, tạo nên mối liên kết giữa gã hề điên loạn ở cuối phim với Arthur Fleck. Chiếc áo gilet vàng mù tạt nhân vật mặc đầu phim (trong vai chú hề Happy the Clow) xuất hiện trở lại trên người Joker cuối phim.

Đạo diễn Todd Phillips muốn làm một phim riêng biệt về Joker, không liên quan tới những hình tượng kinh điển trước đó. Nhà thiết kế Mỹ hướng tới gam màu nóng, dữ dội thay vì sử dụng tím và xanh lá quen thuộc của Caesar Romero trong loạt phim gốc Batman (1966) hay Heath Ledger trong The dark knight (2008). Nhiều màu sắc và trang phục thường xuyên được sử dụng lại, tạo nên mối liên kết giữa gã hề điên loạn ở cuối phim với Arthur Fleck. Chiếc áo gilet vàng mù tạt nhân vật mặc đầu phim (trong vai chú hề Happy the Clow) xuất hiện trở lại trên người Joker cuối phim.

Trong kịch bản gốc, trang phục cuối phim là bộ vest lỗi mốt màu đất nung, nhưng nhà thiết kế Mỹ cho rằng màu sắc đó thuộc về những năm 1970 và không đủ mạnh. Ông đề nghị đổi sang màu đỏ tía – phù hợp thập niên 1980. Khi thiết kế, Bridge tạo ra ba trang phục với cấp độ đỏ tía khác nhau: cứ mỗi lần nhân vật tha hóa, màu đỏ lại nóng hơn. Tuy nhiên khi lên phim, một sắc độ đỏ bị lược bỏ, nhân vật Arthur xuất hiện trong bộ lễ phục hai lần: áo gilet và quần âu khi diễn kịch màu đỏ sẫm và vest với quần đỏ rực khi thành Joker.

Trong kịch bản gốc, trang phục cuối phim là bộ vest lỗi mốt màu đất nung, nhưng nhà thiết kế Mỹ cho rằng màu sắc đó thuộc về những năm 1970 và không đủ "mạnh". Ông đề nghị đổi sang màu đỏ tía – phù hợp thập niên 1980. Khi thiết kế, Bridge tạo ra ba trang phục với cấp độ đỏ tía khác nhau: cứ mỗi lần nhân vật tha hóa, màu đỏ lại nóng hơn. Tuy nhiên khi lên phim, một sắc độ đỏ bị lược bỏ, nhân vật Arthur xuất hiện trong bộ lễ phục hai lần: áo gilet và quần âu khi diễn kịch màu đỏ sẫm và vest với quần đỏ rực khi thành Joker.

Trang phục những nhân vật phụ thể hiện rõ đối lập trong chênh lệch giàu – nghèo ở thành phố Gotham. Nhân vật Murray Franklin (Robert De Niro - ảnh) – thần tượng và kẻ cuối cùng khiến Arthur biến chất, là người dẫn chương trình thành công, nổi tiếng. Ông ta thường xuất hiện trong những bộ vest đắt tiền, kiểu cách với cà vạt được thắt chỉn chu.

Trang phục những nhân vật phụ thể hiện rõ đối lập trong chênh lệch giàu – nghèo ở thành phố Gotham. Nhân vật Murray Franklin (Robert De Niro - ảnh) – thần tượng và kẻ cuối cùng khiến Arthur biến chất, là người dẫn chương trình thành công, nổi tiếng. Ông ta thường xuất hiện trong những bộ vest đắt tiền, kiểu cách với cà vạt được thắt chỉn chu.

Ý kiến bạn đọc